Lạc vào mê cung các hang động ở Vịnh Hạ Long

Từ trên cao nhìn xuống, Vịnh Hạ Long như một bức tranh khổng lồ vô cùng sống động. Ði giữa Hạ Long, ta ngỡ như lạc vào một thế giới cổ tích bị hoá đá, đảo thì giống hình một người đang đứng hướng về đất liền (hòn Ðầu Người), đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước (hòn Rồng), đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá (hòn Ông Lã Vọng), hòn Cánh Buồm, hòn Cặp Gà, hòn Lư Hương… Tất cả trông rất thực, thực đến kinh ngạc.

Hình dáng những đảo đá diệu kỳ ấy biến hoá khôn lường theo góc độ ánh sáng trong ngày và theo góc nhìn. Tiềm ẩn trong lòng các đảo đá ấy là những hang động tuyệt đẹp như động Thiên Cung, hang Ðầu Gỗ, động Sửng Sốt, động Tam Cung… Ðó thực sự là những lâu đài của tạo hoá giữa chốn trần gian.

Một số hang – động bạn không thể bỏ qua khi đến Vịnh Hạ Long

Động Tam Cung

dong-tam-cung-ha-long

Động Tam Cung nằm trên đảo Mây Đèn – một hòn đảo nằm gần như tách biệt với các đảo khác. Hòn Mây Đèn vách đá dựng đứng chênh vênh, rừng cây xanh tốt.

Động nằm ở trung tâm vịnh Hạ Long, cách động Sửng Sốt 5 km về hướng đông bắc. Động được chia làm ba ngăn, luồn lách qua từng khe đá. Trong động có nhiều nhũ đá đẹp. ở cả ba ngăn động, nhũ đá tạo ra những hình thù tự nhiên sống động như tiên ông với chòm râu bạc phơ, ba ông tam đa trầm mặc, nụ hoa quỳnh trắng muốt, rồi nào là hình sư tử, hải cẩu, tượng thuỷ thần…

Động Mê Cung

dong-me-cung

Đi vào trong động, du khách tưởng như đang bước vào cung điện của một hoàng đế Ba Tư và những tiếng rì rầm đâu đây lại khiến cho du khách tưởng như đó chính là giọng nàng Sêhêharát đang kể câu chuyện nghìn lẻ một đêm cho vị quân vương của mình.

Cách bãi tắm Ti Tốp 2 km về phía tây nam là động Mê Cung. Động nằm trên hòn Lờm Bò ở độ cao 25 m so với mực nước biển. Nhìn từ xa, cửa động như một mái nhà ăn sâu vào sườn đảo.

Động Thiên Cung

dong thien cung

Ðộng gắn liền với truyền thuyết về vua Rồng xưa. Chuyện kể rằng sau khi vua Rồng giúp dân ta đánh tan giặc giã, vua Rồng trở về động của mình an tọa, năm ấy trời hạn hán nặng, dân tình mất mùa nhiều nên họ phải cầu cứu vua Rồng ra tay làm mưa. Bao nhiêu người đã ra đi mà không có ngày trở về. Không sợ nguy hiểm gian nan, đôi trai gái quyết tâm cùng nhau đi tìm gặp vua Rồng.

Trong những hang động đẹp nổi tiếng vịnh Hạ Long mới được phát hiện trong những năm gần đây phải nói đến động Thiên Cung. Ðộng nằm ở phía tây nam vịnh Hạ Long cách bến tàu du lịch 4 km,  Ðường lên động Thiên Cung vách đá cheo leo, hai bên tán lá rừng che phủ um tùm, vào những đêm trăng, những chú khỉ tinh nghịch leo xuống tận đây để kiếm hoa quả.

Động Kim Quy

dong kim quy2

 Động gắn liền với truyền thuyết về Rùa Vàng xưa. Chuyện kể rằng sau khi Rùa Vàng giúp vua Lê Lợi đánh tan quân giặc, Rùa Vàng lấy lại gươm và bơi về bể đông, khi đến Hạ Long này có nhiều yêu quái quấy nhiễu, Rùa Vàng xin với vua Thuỷ Tề ở Hạ Long diệt trừ yêu quái. Sau khi diệt xong yêu quái, Rùa Vàng cũng vì đó mà kiệt sức, đã tìm cho mình một động rồi hoá đá trong đó.

Động Kim Quy nằm trên hòn Dầm Nam, có đỉnh núi cao 187m. Phía trước là hòn Dầm Bắc, phía sau là đảo Soi Sim.

Một con đường nhỏ dẫn lên phía trên cao, nơi đây bốn mùa nước chảy róc rách, những nhũ đá đang được hình thành trắng nõn và mềm mại từ trần động buông rủ xuống. Và kìa, phía ngăn động trong cùng, trận địa cọc Bạch Đằng xuất hiện, có đến hơn 30 chiếc cọc gỗ lim của Trần Hưng Đạo đã dùng cắm xuống dòng sông Bạch Đằng lại hiện hữu ở nơi đây.

Hang Trinh Nữ

Thang-canh-dep-o-Quang-Ninh_57

Hang Trinh Nữ nằm trên dãy đảo Bồ Hòn cùng với hệ thống động Sửng Sốt, hồ Ðộng Tiên, Hang Luồn… Cách Bãi Cháy 15 km về phía Nam. Với người dân đánh cá, họ coi hang Trinh Nữ là ngôi nhà thân yêu của họ, còn những đôi trai gái yêu nhau lại coi đây là biểu tượng, nơi thề nguyện của tình yêu. Người Pháp xưa đặt cho hang cái tên Le virgin (động của người con gái).

Hang Bồ Nâu

hang bo nau1

Hang Bồ Nâu có dạng hàm ếch, rộng khoảng 200 m2, đáy hang rộng, phẳng nhưng không sâu, vách có nhiều nhũ đá. Trên trần của hang có vết nứt nên ánh sáng có thể lọt qua đó vào hang. Đáy của hang thắt lại, phía trước hang là một hòn đảo nên ánh sáng trong hang không bao giờ chói chang. Cách hòn Trống Mái khoảng 2 – 3 km về phía đông nam là hang Bồ Nâu.

Hang Bồ Nâu là một trong những hang đẹp của vịnh Hạ Long, nơi đây là nguồn cảm hứng sáng tác của bao nhà nhiếp ảnh bởi vẻ đẹp của nó.

Hang Sửng Sốt

images659000_5261916657_36e9ec32c0

 Động nằm ở vùng trung tâm du lịch của vịnh Hạ Long (bãi tắm Ti Tốp – hang Bồ Nâu – động Mê Cung – hang Luồn – hang Sửng Sốt) và được người Pháp đặt cho hang cái tên “Grotte des surprises” (động của sự sửng sốt).

Nằm ở khu vực trung tâm của Di sản Thế giới vịnh Hạ Long, hang Sửng Sốt trong đảo Bồ Hòn. Đây là một hang rộng và đẹp vào bậc nhất của vịnh Hạ Long và đây cũng là nơi tập trung nhiều đảo đá có hình dáng đặc sắc không nơi nào có được. Đường lên hang Sửng Sốt luồn dưới những tán lá rừng, những bậc đá ghép cheo leo, du khách vừa có được cái thú của người leo núi, vừa có cái háo hức như đang đi lên trời.

Hang Luồn

images686336_4

Nơi đây vách đá dựng đứng, bốn mùa nước trong xanh phẳng lặng như một tấm gương soi. Sát mép nước, một chiếc cổng hình cánh cung mở ra dưới chân đảo. Đó là sự kết hợp đan xen, hài hoà giữa dáng núi, sắc nước mây trời đến từng cây cỏ, dường như không thể tìm thấy ở đây một khiếm khuyết nào của tạo hoá.  (Điểm tham quan)

Hang Luồn nằm trên đảo Bồ Hòn, cách Bãi Cháy 14 km về phía nam. Phía trước hang là hòn Con Rùa, bên phải là Cổng Trời. Nơi đây vách đá dựng đứng, bốn mùa nước trong xanh phẳng lặng như một tấm gương soi. Sát mép nước, một chiếc cổng hình cánh cung mở ra dưới chân đảo, đó là hang Luồn.

Hang Hanh

Hang-Hanh-Vinh-Ha-Long

 Truyền thuyết xưa kể lại rằng: Xưa có ba cô gái đi biển, gặp hôm trời mưa to, ba cô vào hang trú mưa, thấy cảnh sắc trong hang đẹp quá nên ba người càng mải miết ngắm cảnh, tới lúc nước triều dâng cao ba cô gái bị mắc kẹt ở trong và bỏ mình tại hang và hoá thành thuỷ thần.

Cách thị xã Cẩm Phả 9 km về phía tây, động Hang Hanh là một hang động đẹp và dài nhất so với các hang động hiện có trên vịnh Hạ Long.

Hang Đầu Gỗ

Hang_Đầu_Gỗ

Giữa non nước mây trời Hạ Long tuyệt mỹ, một chiếc hang mang tên vô cùng mộc mạc dân dã: hang Ðầu Gỗ. Hang nằm trên đảo Ðầu Gỗ, xưa đảo này có tên là đảo Canh Ðộc. Sách Ðại Nam Nhất thống chí có ghi “Hòn Canh Ðộc lưng đảo có động rộng rãi có thể chứa vài ngàn người, gần đó có hòn Cặp Gà, Hòn Mèo, Hòn La…” Sở dĩ gọi là hang Ðầu Gỗ, theo truyền thuyết xưa kể rằng: Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, Trần Hưng Ðạo đã cho chuẩn bị nhiều cọc gỗ lim ở đây để cắm xuống lòng sông Bạch Ðằng, có rất nhiều mẩu gỗ còn sót lại vì vậy động mang tên là hang Ðầu Gỗ.

Từ phía xa nhìn lại, cửa hang có màu xanh lam hình một con sứa biển, qua 90 bậc đá xây ta tới cửa động. Nếu động Thiên Cung hoành tráng khoẻ khoắn, hiện đại thì hang Ðầu Gỗ trầm mặc uy nghi nhưng cũng rất đồ sộ. Cuốn Meivelle de Monde (kỳ quan thế giới) của Pháp xuất bản năm 1938 chuyên về du lịch giới thiệu về các danh thắng nổi tiếng thế giới đã mệnh danh hang Ðầu Gỗ là Grotto des meivellis (động của các kỳ quan).

Xem thêm Tour du lịch hè.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.