Đến Hang Đầu Gỗ chiêm ngắm vẻ đẹp của các kỳ quan

Hang Đầu Gỗ tập trung được một quần thể kiến trúc cổ xưa, toát ra một vẻ đẹp cổ kính, hoang sơ và tĩnh mịch cùng với hệ động thực vật đa dạng phong phú khiến cho nơi đây có vẻ đẹp mê hoặc lòng người. Nếu động Thiên Cung hoành tráng tinh tế, hiện đại thì hang Đầu Gỗ trầm mặc uy nghi và rất đồ sộ bấy nhiêu.

Dưới “bàn tay” tạo hoá của thiên nhiên, hang Đầu Gỗ gồm có ba ngăn chính: Ngăn phía ngoài có hình vòm cuốn tràn trề ánh sáng tự nhiên, trần hang giống như là một bức “tranh sơn dầu” khổng lồ, mô tả phong cảnh thiên nhiên hoang sơ với những rừng măng, nhũ đá nhiều màu tạo nên nhiều hình thù kỳ lạ tuỳ theo trí tưởng tượng phong phú của mỗi người.
Ngăn một: hệ thống nhũ đá có nhiều hình ảnh quen thuộc với cuộc sống: sư tử, trăn, rùa, và thậm chí cả hình ảnh đôi gà chọi…
Ngăn hai: bắt đầu bằng một bức tranh hoành tráng – hình ảnh những hòn đảo đá lô nhô trên sóng nước cũng được khắc hoạ rõ nét trên bức tranh này.
Ngăn ba: là hình ảnh những cột đá khổng lồ, vừa không thô nhám, cứng nhắc, vừa xinh xắn, mềm mại.
Hang Đầu Gỗ nằm trên độ cao 27m so với mực nước biển cùng độ tuổi tạo thành Động Thiên Cung – thời Pleixtocen muộn cách ngày nay khoảng 2 triệu năm.
Do có cửa hang được mở rộng nên độ ẩm trong lòng hang cao, cộng với sự tác động của ánh sáng mặt trời nên có thể thấy ngay được sự phát triển đa dạng của hệ thực vật, đặc biệt là rêu, cây dương xỉ và cây thân gỗ… Đây là một đặc điểm khác biệt so với nhiều hang động khác trên Vịnh Hạ Long.  (Đại lý vé máy bay)
Sở dĩ gọi là hang Đầu Gỗ, theo truyền thuyết xưa kể rằng: Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, Trần Hưng Đạo đã cho chuẩn bị nhiều cọc gỗ lim ở đây để cắm xuống lòng sông Bạch Đằng, tạo nên một trận thuỷ chiến vang lừng trong lịch sử. Sau đó còn rất nhiều mẩu gỗ sót lại vì vậy hang mang tên là hang Đầu Gỗ. Lại có tên gọi là hang Giấu Gỗ vì theo truyền thuyết đây chính là nơi Trần Hưng Đạo cho giấu các cọc gỗ lim để chuẩn bị cho trận chiến Bạch Đằng chống quân Nguyên – Mông.
Năm 1918, vua Khải Định nhà Nguyễn đến thăm hang đã lưu lại bài minh văn, dựng thành bia ca ngợi cảnh đẹp của Hạ Long. Trong động còn có giếng tiên cùng vô số cảnh sắc đẹp do nhũ đá tạo nên.
bia da
Tháng 10-1957, trong chuyến về thăm khu Hồng Quảng, Bác Hồ đã tới tham quan hang Đầu Gỗ. Chuyện kể rằng khi đứng ngắm cảnh tại hang Đầu Gỗ, Người đã dặn những người cùng đi rằng “Các chú phải là người vãn cảnh như Bác, thế mới vui! Cảnh đẹp một người không thể truyền đạt lại cho nhiều người. Tất cả các chú phải cùng Bác thưởng thức”.
Vì những cảnh sắc tuyệt đẹp và những huyền tích của hang Đầu Gỗ sẽ khiến bạn tò mò và càng muốn khám phá hang Đầu Gỗ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.